Cú lừa dự đoán bóng đá và thiên kiến sống sót
Bạn là một trong những fan chính hiệu, hàng tuần bạn đều ngồi trước một chiếc tivi để xem các trận bóng tâm điểm. Tuần này diễn ra trận đấu quan trọng giữa 2 ông lớn lớn Arsenal và MU.
Ngay trước khi trận đấu diễn ra, bạn nhận được tin nhắn từ 1 số điện thoại lạ. Dự báo rằng MU sẽ thắng trận, phút 80 Rashford có pha xâm nhập vòng cấm và đệm bóng vào lưới thành công. Trận đấu kết thúc với tỷ số 0-1 nghiên về MU.
Tuần thứ 2 là trận đấu giữa Man City vs Norwich, ngay trước trận lại là số điện thoại kia dự báo rằng Norwich sẽ chiến thắng và trong vòng 1 ngày mà tinh thần thi đấu của Norwich lên cao, Man City đã để thua với tỷ số 2-3 đầy bất ngờ.
Tuần thứ 3 là trận đấu giữa Liverpool và West Ham, số điện thoại kia dự đoán kết quả hòa và thật bất ngờ Liverpool đã bị cầm hòa trong 1 trận cầu không có bàn thắng. Trong 3 tuần tiếp theo số điện thoại kia đều dự báo đúng.
Tuần thứ 4 là trận thắng 2-1 giữa Barca và PSG.
Tuần thứ 5 là trận hòa 2-2 giữa Arsenal và Tottenham và dự báo đúng.
Tuần thứ 6 là trận thắng 4-3 nghiêng về Atletico Madrid.
Đến tuần thứ 7 là trận đấu tâm điểm của Laliga, trận EL-clasico giữa Real Madrid và Barca. Đây là 2 đối thủ truyền kiếp rất khó để dự báo kết quả. Khi bạn đang háo hức để chờ tin nhắn từ số điện thoại kia thì bạn nhận được tin “hãy chuyển khoản cho tôi 10 triệu và tôi sẽ đưa ra kết quả cho trận đấu này”.
Thực sự thì bạn rất ngạc nhiên về tài dự đoán của số điện thoại kia và nếu kết quả dự báo là đúng thì bạn có thể kiếm được rất nhiều tiền. Nhưng bạn vẫn nghi ngờ số điện thoại kia có mánh khỏe gì không? Bạn sẽ lựa chọn như thế nào? Sẽ chuyển khoản hay sẽ dừng lại. Hãy dừng lại và thử suy nghĩ trong 30 giây trước khi ra quyết định. Thực tế thì cách làm của điện thoại kia là rất tinh quái nhưng không phải là khó thực hiện. Và sau bài viết này bạn cũng sẽ làm được như vậy. Tuy rằng tôi không khuyến khích các bạn thực hiện theo. Cách làm của ta như sau:
Trong tuần đầu tiên, anh ta dựa vào đúng là MU thắng đúng không? Anh ta làm thế nào nhỉ? Thủ thuật đó là trong tuần đầu tiên anh ta sẽ không chỉ gửi tin nhắn cho bạn mà anh ta đã gửi tin nhắn cho 900 người khác nhau. Anh ta chia 900 người này thành 3 nhóm. Với 300 người đầu tiên, anh ta gửi tin nhắn dự báo rằng MU trắng. 300 người tiếp theo anh ta gửi tin nhắn dự báo kết quả hòa, 300 người cuối cùng anh đang dự đoán Arsenal thắng. Trong trường hợp này, 300 người đầu tiên được dự báo đúng và anh ta sẽ bỏ qua 600 người dự báo sai.
Trong tuần 2, anh ta sẽ gửi tin nhắn cho 300 người dự báo đúng trong tuần 1. 300 người này lại tiếp tục được chia thành 3 nhóm.
Tuần 3 tương tự sẽ chỉ còn 100 người được dự báo đúng.
Tuần 4 thì còn 30 người được dự báo đúng.
Tuần 5 còn 10 người được dự báo là đúng.
Tuần 6 chỉ còn 3 người được dự báo đúng.
Sang đến tuần 7 của trận Barca và Real Madrid chỉ còn một người được dự báo đúng, người đó chính là bạn. Bạn là người cuối cùng được chọn, bạn đã may mắn dự báo đúng trong 6 tuần liên tiếp và rõ ràng là chẳng có phép màu gì ở đây cả.
=> Đây được gọi là hiện tượng Thiên lệch sống sót. Chúng ta chỉ biết đến kết quả dự báo đúng của ta trong 6 tuần liên tiếp mà không biết đã có 999 kết quả khác đã bị dự báo sai. Đó là do ta thường có xu hướng quan tâm đến những thứ đang tồn tại mà quên đi những thứ đã mất. Hiện tượng này không chỉ có cho ví dụ này mà nó có ở khắp mọi nơi. Nó xuất hiện ở trong đầu tư chứng khoán, trong chiến tranh, âm nhạc nghệ thuật và cả trong kiến trúc nữa.
Thiên lệch sống sót trong đầu tư tài chính
Giả sử và là nhà đầu tư, có một nguồn tiền nhàn rỗi và muốn đầu tư vào một công ty chứng khoán. Bạn tìm hiểu về các công ty chứng khoán trên thị trường và thấy có 4 công ty chứng khoán, cả 4 công ty đều hoạt động tốt. Như vậy, có vẻ như ngành chứng khoán đang có thu nhập tốt và phù hợp để đầu tư. Nhưng hãy dừng lại một chút, đây đều là những kẻ sống sót, những công ty đang tồn tại trên thị trường. Nhưng nếu tìm hiểu kỹ hơn bạn sẽ thấy trong 5 năm qua đã có tới 3 công ty đã bị phá sản và 3 công ty không còn hoạt động ở trên thị trường. Và nếu nhìn vào bức tranh này thì độ hấp dẫn không còn như trước đúng không? Chỉ có 4/7 công ty còn sống sót. Một nghiên cứu chỉ ra rằng có 62% quỹ đầu tư chiến thắng được thị trường nhưng nếu tính đến thiên lệch sống sót thì con số này chỉ là 46%, chưa đến một nửa.
Thiên kiến kẻ sống sót – Những chiếc máy bay trở về
Trong thế chiến thứ hai, khi đối mặt với Đức Quốc xã, nhiều máy bay của Mỹ trở về mang theo chi chít những vết đạn bắn trên mình. Quân đội Mỹ muốn tìm cách gia cố lại máy bay và họ thống kê lại vị trí của đạn bắn trên các máy bay trở về như sau. Điều cần làm là gia cố những phần bị đạn bắn nhiều nhất trên máy bay đúng không? Điều này có vẻ hợp lý, nhưng có một nhà thống kế học Abraham Wald nói rằng: Hãy gia cố những phần có ít đạn bắn vào nhất ở trên thân máy bay.
Tại sao vậy? Ông ta giải thích như sau: Những vết đạn bắn ở đây là của những máy bay đã trở về, tức là những máy bay đã chịu đựng được những vết đạn mà vẫn sống sót. Cái mà ta không nhìn thấy là những máy bay không trở về được. Đó là những máy bay mà bị bắn vào động cơ hoặc khoang lái. Những máy bay này sẽ bị tiêu diệt mà ta không quan sát được. Như vậy, sai lầm dưới đây là tập trung vào những máy bay sống sót mà quên mất những máy bay đã bị tiêu diệt. Đây là sai lầm cơ bản mà chúng ta hay mắc phải, ta thường coi trọng những thứ có thể nhìn thấy được, đang hiện hữu trước mắt mà quên đi những thứ đã mất và không nhìn thấy được nữa.
Tại Sao Đồ Vật Quá Khứ Luôn Tốt Hơn Bây Giờ?
Bạn đã từng nghe ai nói rằng, âm nhạc của những thập niên trước. Những năm 80s,90s có chất lượng và nhiều bài hay hơn so với âm nhạc bây giờ. Điều này có đúng hay không? Hãy tự vẽ ra, giả sử với nhạc hiện nay có 50 bài bạn thấy hay và 50 bài bạn thấy chán. Còn với list nhạc của những năm 80s, có 90 bài bạn thấy hay chỉ có 10 bài bạn thấy chán. Có vẻ như nhạc của những năm 80s hay hơn. Hãy nhìn kỹ hơn bằng 100 bài này, đây là những bài của những năm 80s mà vẫn còn lưu hành đến hiện tại. Đó là những bài hát đã sống sót hàng chục năm. Cái mà ta không thấy được là những bài hát từ năm 80s nhưng đã bị quên lãng và không còn lưu hành nữa. Còn đối với 100 bài hát này, đây là những bài hát vừa mới được hình thành. Do đó tỷ lệ bài hát dở nhiều hơn cũng là điều dễ hiểu.
Do vậy nhìn vào bức tranh này, nếu chỉ nhìn vào những bài hát đang lưu hành trên thị trường sẽ chưa thể so sánh được chất lượng âm nhạc trước và nay. Đó là do ta không quan sát được những bài hát đã bị quên lãng và bạn cũng sẽ nghe nói các công trình kiến trúc trong quá khứ là đẹp hơn và bền hơn so với bây giờ. Điều này là do các công trình mà xấu hoặc chất lượng kém thì đã bị phá hủy mất rồi! Bạn chỉ nhìn thấy những công trình sống sót mà thôi! Các đồ vật cũng vậy. Đồ vật chế tạo ra trong quá khứ có vẻ như bền hơn so với bây giờ. Đó chỉ là những đồ vật may mắn có tuổi đời tốt mà thôi. Còn những đồ vật mà hỏng hóc thì chẳng còn được nhớ đến nữa.
Ok! Bây giờ, làm thế nào để khắc phục được điều này. Cách duy nhất là hãy chú ý khi phân tích những thứ xung quanh bạn. Đừng chỉ chú ý đến những thứ đang hiện hữu. Hãy chú ý đến cả những thứ mà trước đây nó có ở đó, nhưng bằng một cách nào đó mà bị quên lãng hoặc bị mất đi.